TRẺ EM SẼ KHÓ CHỊU KHI BỊ TÁO BÓN

24/06/2019
Táo bón là tình trạng bệnh lý khó định nghĩa và thường bệnh nhân tự chẩn đoán được. Nói chung táo bón có đặc trưng  đi cầu phân khô, cứng; ít  đi cầu hơn so với người bình thường. Điều quan trọng là dược sĩ cần tìm ra điều gì bệnh nhân phàn nàn  do táo bón và xác minh những điều bất thường về thói quen đi cầu đã xảy ra  khi nào.
tre-bi-tao-bon-phai-lam-sao-1.jpg
  Thế nào là táo bón ?
Hiện còn có nhiều cách hiểu và định nghĩa về táo bón ở trẻ em. Tuy nhiên có thể coi trẻ bị táo bón khi có một trong các vấn đề sau :

Số lần đại tiện < 3 lần/tuần
Khó đi đại tiện hoặc phải rặn nhiều
Đau hậu môn khi đi đại tiện, đôi khi có máu quanh phân do nứt kẽ hậu môn
Phân rắn khô, lổn nhổn
Trẻ có thể có thêm các biểu hiện như đau bụng, chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi, suy dinh dưỡng, thay đổi hành vi, tính tình.
Táo bón ở trẻ em ở độ nặng tạo nên cục phân to, rắn đọng trong trực tràng có thể gây nên biểu hiện són phân giả hiệu: thỉnh thoáng có chút phân lỏng thoát qua hậu môn làm bẩn quần lót.

Các triệu chứng liên quan

Táo bón thường đi kèm với các triệu chứng khó chịu ở bụng, đầy bụng và buồn nôn. Vài trường hợp, táo bón có thể gây hậu quả nghiêm trọng do gây tắc ruột. Tắc ruột này thường trở nên rõ ràng khi có biểu hiện đau bụng, đầy bụng và nôn mửa. Khi thấy các triệu chứng gợi ý tắc ruột, cần đề nghị nhập viện khẩn cấp. Táo bón chỉ là một trong nhiều nguyên nhân gây tắc ruột. Các nguyên nhân khác như khối u trong ruột, xoắn ruột cần phải phẫu thuật cấp cứu.

Phân có máu
Phân có máu có thể liên quan tới táo bón, mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng cần đưa đến cơ sở y tế để chấn đoán tìm nguyên nhân. Trong những tình huống như vậy, máu có thể chảy ra do trĩ hoặc do một vết nứt nhỏ ở da – niệm lạc trên các cạnh của hậu môn (nứt hậu môn). Cả hai trường hợp trên đều có thể do ăn ít chất xơ . Triệu chứng đi cầu có máu thường được phát hiện khi bệnh nhân nhìn thấy máu trên giấy vệ sinh.  Máu đỏ tươi có thể được nhìn thấy trên bề mặt phân (không trộn lẫn với phân) và vương vãi trong bồn cầu. Nếu có búi trĩ, thường có đau rát khi đi cầu. Búi trĩ có thể sa xuống và lòi ra ngoài hậu môn (trĩ ngoại). Nứt hậu môn có xu hướng ít chảy máu hơn nhưng đau nhiều hơn khi đi cầu. Tư vấn đi kiểm tra y tế khi có thêm những nguyên nhân nghiêm trọng gây ra phân có máu, đặc biệt khi máu được trộn với phân trong khi đi cầu. 

Ung thư ruột 
Ung thư đại tràng cũng có thể gặp làm thay đổi dần thói quen đi cầu. Bệnh lý này làm 16.000 người tử vong mỗi năm ở Anh. Chẩn đoán sớm và can thiệp sớm có thể cải thiện được tiên lượng bệnh. Nó có thể gặp ở cả bệnh nhân dưới 50 tuổi. Tỷ lệ gặp nhiều hơn ở Bắc Âu, Bắc Mỹ so với Nam Âu và châu Á. Độ tuổi trung bình thường gặp là 60 – 65.

Nguyên nhân gây táo bón:
Cách ăn uống:
Ăn uống  thiếu chất xơ là nguyên nhân phổ biến dẫn tới táo bón. Xác định xem bệnh nhân có ăn uống chất xơ bằng cách hỏi bệnh nhân những thức ăn mà bệnh nhân ăn hàng ngày, tìm hiểu xem có những thức ăn như: bột ngũ cốc, bánh mì, hoa quả tươi và rau trong bữa ăn hàng ngày. Sự thay đổi trong chế độ ăn và lối sống, ví dụ thay đổi việc là, mất việc, nghỉ hưu hay đi du lịch có thể dẫn tới táo bón. Ăn uống không đủ, ví dụ như người ốm cũng có thể dẫn tới táo bón.

Uống đủ nước là cần thiết để có sức khỏe tốt và tốt trong việc phòng và điều trị táo bón. Uống ít nước là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây táo bón. Nghiên cứu cho thấy  rằng một người không đủ lượng dịch trong cơ thể nhưng khi uống nhiều nước sẽ tăng nhu động ruột. Đặc biệt hiệu quả khi tăng lượng nước uống chung với tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống. Số lượng dịch  khuyến cáo hàng ngày là 1,8 L cho nam và 1,6 L cho nữ và lượng nước uống được tính không chỉ từ “uống nước”. Trà và cà phê có thể được tính vào lượng nước trong ngày.

Thuốc
Có một vài thuốc nhuận tràng được dùng để điều trị triệu chứng này. Khi sử dụng những thuốc này không có hiệu quả thì đi khám để được tư vấn là tốt nhất. Tiền sử sử dụng thuốc nhuận tràng có liên quan tới táo bón
Táo bón ở trẻ em
      Bố mẹ đôi khi hỏi mua thuốc nhuận tràng cho con cái của họ. Do bố mẹ thường có quan điểm đòi hỏi thói quen đi cầu của con phải bình thường nên bố mẹ hay mua thuốc điều trị táo bón. Có nhiều yếu tố có thể gây táo bón ở trẻ em, bao gồm thay đổi về chế độ ăn, các nguyên nhân về xúc cảm. Lời khuyên đơn giản là ăn uống đủ chất xơ, uống đủ nước là cần thiết cho tất cả các trường hợp. Nếu mới bị táo bón và không có dấu hiệu liên quan tới bệnh lý thực thể, thuốc đặt glycerin kết hợp với chế độ ăn là thích hợp. Nếu điều trị trên không có kết quả thì tốt nhất là gặp bác sĩ.

Điều trị táo bón như thế nào?
tải xuống.jpg

Điều trị táo bón do có bệnh thực thể
Phải điều trị các bệnh gây táo bón như điều trị thuốc cho suy giáp trạng, phẫu thuật cho bệnh phình đại tràng bẩm sinh do đại tràng không có tế bào thần kinh hay dị tật hậu môn.

Điều trị táo bón cơ năng
* Loại bỏ các yếu tố tâm lí, thay đổi môi trường bất lợi

* Chế độ ăn uống

Trẻ bị táo bón nên uống nhiều nước để cải thiện tình trạng bệnh
Ăn nhiều chất xơ như trái cây: mận, mơ, táo, ăn súp rau. Tránh các loại kẹo bánh có chứa cacao, đồ rán, đồ có nhiều đường
Uống nhiều nước. Số lượng nước theo cân nặng cơ thể như sau:
1-10kg: 100ml/1kg trọng lượng cơ thể
11-20kg: 1000ml +50ml/1 kg trọng lượng cơ thể
20kg: 1500ml + 50ml/1 kg trọng lượng cơ thể.
Tránh đồ uống có ga. Nên uống nước mận, nước táo. Trẻ nhỏ có thể uống các loại sữa chống táo bón.
Tạo khói quen đi đại tiện vào những giờ nhất định trong ngày, khuyến khích động viên trẻ.

Thuốc :
-Thuốc nhuận tràng có tác dụng kéo nước vào trong lòng ruột làm loãng phân.
-Thuốc tăng cường nhu động ruột.
-Kích thích nhu động ruột hoặc làm dãn cơ thắt hậu môn bằng các máy kích thích điện hoặc phản hồi sinh học.


Thông tin liên hệ

Nhà Thuốc Phước Thành Tâm

59 Lương Thế Vinh - Quận Sơn Trà - TP. Đà Nẵng

0121 353 0257

tamdnang@gmail.com

http://phuocthanhtam.com